VIỆT NAM XUẤT HIỆN 2 CA ĐẬU MÙA KHỈ, CẦN BIẾT NHỮNG ĐIỀU SAU ĐỂ PHÒNG BỆNH

Nước ta vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, chưa truy vết được nguồn lây nhiễm và 2 bệnh nhân (có tiếp xúc với nhau) đều không tiếp xúc với người nước ngoài, cũng không ra khỏi Việt Nam.

Được biết, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần. Do đó, việc tìm hiểu và thực hiện các phương pháp phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Abipolis sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh đậu mùa khỉ cũng như các cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên ở một đàn khỉ vào năm 1958 và đến năm 1970 ghi nhận trường hợp người nhiễm bệnh đầu tiên tại châu Phi và bùng phát thành dịch.

Có 3 con đường lây lan chính của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Lây từ người sang người, lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và lây do tiếp xúc với các vật có chứa virus bệnh. Bao gồm cả tổn tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Đối tượng dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là những người sống cùng hoặc tiếp xúc gần (bao gồm cả quan hệ tình dục) với người bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh. Các nhân viên y tế, những người thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia, tiếp xúc nhiều người từ nhiều quốc gia/vùng khác nhau, nhất là các vùng dễ mắc, từng bùng phát dịch. 

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ

Thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 5 – 21 ngày. Sau đó sẽ bắt đầu có những triệu chứng như:

+ Giai đoạn sốt: Kéo dài 1-5 ngày với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức, mệt mỏi, uể oải.

+ Giai đoạn phát ban ngoài da: Thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Ban ngoài da đa dạng gồm có: ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ và phát ban khắp trên gương mặt và trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt, thậm chí cả ở cơ quan sinh dục.

Những biến chứng nguy hiểm của đậu mùa khỉ

Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn, và các vấn đề về mắt. Cần phải lưu ý rằng tỷ lệ tử vong ở các bối cảnh khác nhau có thể khác nhau do nhiều yếu tố, như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể trạng, thời điểm phát hiện… Trong đó, các trường hợp bệnh có thể chuyển nặng hơn, đe dọa sức khỏe và tính mạng với nguy cơ cao nhất là:

  • Trẻ em dưới 8 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Người đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có tiền sử bệnh chàm.
  • Người bị nhiễm trùng thứ phát.
  • Ngay cả những trường hợp bệnh tự khỏi sau vài tuần cũng không được chủ quan vì vẫn có thể gây ra nhiễm trùng, sẹo và di chứng về da liễu.

Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
  • Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. 
  • Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật.
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
  • Khi phát hiện có các triệu chứng mắc bệnh đậu mùa khỉ thì không được chủ quan, tự điều trị mà cần đi thăm khám, sau đó tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế. 
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Bài viết là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh đầu mùa khỉ cũng như các biện pháp phòng tránh. Hy vọng, có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc đồng thời chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.