Các bệnh đường hô hấp nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu cha mẹ áp dụng đúng cách việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tác nhân gây bệnh đường hô hấp
Đường hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, họng, xoang, thanh quản, đó là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên rất dễ bị ảnh hưởng trước các điều kiện bất lợi của môi trường, gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên.
Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Hầu hết các bệnh đường hô hấp mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc đều có lây truyền thông qua đường hô hấp. Ban đầu có thể trẻ chỉ bị cảm lạnh, sau đó có thể dẫn tới viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…
Khí hậu nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển. Đặc biệt, những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp hoành hành.
Bên cạnh đó, các yếu tố khói, bụi…ô nhiễm môi trường xâm nhập vào các cơ quan hô hấp như mũi, họng…đều có thể gây ra bệnh đường hô hấp.
Bé nằm ở phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp cũng dễ gây khô mũi và gây kích ứng mũi họng.
Phòng bệnh chỉ từ hành động đơn giản
Để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ. Vệ sinh đường hô hấp trên là biện pháp bảo vệ đường hô hấp cho trẻ đơn giản nhưng vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ. Việc vệ sinh đường hô hấp sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường vào cơ thể.
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý cơ thể trẻ còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy khi vệ sinh nên sử dụng các sản phẩm phù hợp với độ tuổi. Nên cẩn trọng và thực hiện đúng quy trình, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, họng.
Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ
Để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Với trẻ nhỏ, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày làm giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm ở cả người lớn và trẻ em.
Với trẻ bị mắc các chứng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm xoang, khói bụi khiến nhiều người khó chịu, việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Vệ sinh họng, lưỡi, khoang miệng
Với trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối phải pha đúng tỉ lệ. Về mùa lạnh, nên súc miệng nước muối ấm.
Với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng tưa lưỡi nhúng vào nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn…
Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn, trớ….
Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.
Nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người: Chiếc khẩu trang giúp hạn chế khói bụi, những hạt nước bọt li ti từ người xung quanh, phần nào bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp đơn giản hơn, đó là sử dụng các sản phẩm xịt họng keo ong. Đây là sản phẩm xịt tại chỗ, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, ngăn ngừa các bệnh viêm hô hấp hiệu quả. Đặc biệt xịt họng keo ong có vị ngọt, trẻ sẽ không sợ hãi như khi sử dụng các thuốc khác và cũng an toàn không lo sặc như sử dụng viên ngậm.