Mũi họng là bộ phận hô hấp, “cửa ngõ” tiếp xúc với môi trường nên các loại vi khuẩn, virus dễ tấn công, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trẻ đi học trong thời điểm này, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS CoV-2 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, các bậc cha mẹ càng thêm lo lắng về việc bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Vì sao mũi họng là đường lây nhiễm virus, vi khuẩn?
Trẻ nhỏ thường bị các bệnh đường hô hấp hơn người lớn vì trẻ nhỏ thường mải chơi, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Việc trẻ vừa chơi đồ chơi trên đất bẩn rồi đưa tay đưa lên miệng hoặc ngoáy mũi là rất bình thường, nhất là ở những trẻ độ tuổi mầm non hoặc tiểu học. Chính những hành động này tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe, khiến vi khuẩn, virus gây các bệnh đường hô hấp dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Trẻ thường xuyên mút tay, ngoáy mũi nên nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao
Theo các chuyên gia hô hấp, trẻ nhỏ có cấu tạo mũi còn non yếu, niêm mạc mũi mỏng, mịn, lông mũi chưa phát triển. Lỗ mũi và ống mũi của trẻ hẹp, nên mỗi khi virus, vi khuẩn xâm nhập, bám vào niêm mạc mũi rồi nhân lên và lan rộng. Mật độ virus vi khuẩn càng nhiều càng có khả năng gây bệnh, trẻ xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, từ đó dẫn đến viêm, tắc mũi.
Bao phủ lớp ngoài của niêm mạc mũi là lớp dịch nhày có tác dụng bảo vệ mũi. Tuy nhiên trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, nên việc trẻ xì mũi để tự loại bỏ virus, vi khuẩn rất kém. Khi dịch viêm khu trú trong hốc mũi lâu ngày lan xuống họng gây viêm họng với các triệu chứng như ho, sốt, đau nhức, mệt mỏi….
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí thấp… cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới đường mũi họng ở trẻ. Do lớp niêm mạc mũi mỏng, không khí khô làm khô lớp niêm mạc, tạo thành dử mũi chèn vào đường thở của trẻ. Nếu trẻ dùng tay ngoáy mũi vô tình đưa virus, vi khuẩn vào đường thở. Nhưng nếu không lấy dử mũi, trẻ phải há miệng để thở, điều này cũng khiến virus, vi khuẩn dễ tấn công.
Hãy tập thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài giúp tăng phòng bệnh
Theo các bác sĩ, 80% các bệnh đường hô hấp ở trẻ là do virus gây ra. Đa phần các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp thường lây qua giọt bắn, kể cả virus đang “làm mưa làm gió” gây dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Khi trẻ giao tiếp với nhau, tiếp xúc với người lạ hoặc chơi đồ chơi, chạm vào các bề mặt nhiễm khuẩn, bé đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Vệ sinh mũi họng- cách đúng bảo vệ trẻ trong mùa dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ nên được đặt lên hàng đầu. Virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 làm người bệnh xuất hiện các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường như ho khan, đau họng…. Phòng bệnh từ xa là điều tốt nhất cha mẹ nên làm, đó là duy trì vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng xịt mũi, súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, xịt họng bằng keo ong để bảo vệ niêm mạc họng.
Để phòng bệnh viêm mũi họng và các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ một cách hiệu quả nhất, cha mẹ nên giữ ấm cho con khi thời tiết thay đổi, khi trời lạnh cần đặc biệt giữ ấm vùng cổ ngực của trẻ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nhất là trong thời tiết khô hanh.
Xúc họng, rửa mũi bằng nước muối, xịt họng bằng keo ong là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Cha mẹ cần tạo những thói quen tốt cho trẻ khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh, tránh uống nước đá, không đưa trẻ đến những nơi có khói thuốc lá hoặc nhiều bụi bặm.
hi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cha mẹ nên cho trẻ tới khám tại các cơ sở y tế để trẻ được chẩn đoán và điều trị đúng cách.