Cúm A là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, khác với cảm cúm thông thường, cúm A có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay, số ca mắc cúm A có xu hướng gia tăng và trở nặng khiến bất cứ ai cũng không thể chủ quan. Vậy, khi mắc cúm A người bệnh sẽ có những triệu chứng nào? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp cặn kẽ ngay trong bài viết dưới đây.
Cúm A là gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên và rất dễ lây lan. Thông thường, cúm a có thể gây bệnh qua đường nước bọt, hắt hơi, ho, sổ mũi hay thậm chí là nói chuyện, sờ vào miệng hoặc mũi của người bệnh hoặc tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus cúm a.
Hiện nay, các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh. Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác.
Do có khả năng thay đổi và biến chủng nhanh từ mùa cúm này sang mùa cúm khác nên virus cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa. Lưu ý, virus cúm A và B là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cúm ở các quốc gia và có thể tạo ra các đợt bùng phát dịch trên diện rộng.
Triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A
Bùng phát cùng một thời điểm, cúm A khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh covid 19 vì có nhiều triệu chứng khá tương đồng nhau như: ho, sốt, nghẹt mũi,… Theo đó, việc tìm hiểu sự khác biệt, nắm bắt các triệu chứng của bệnh cúm A là rất cần thiết, giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Có thể nói, rất khó để phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn cùng các triệu chứng điển hình như:
- Sốt và ớn lạnh
- Nhức đầu và đau cơ
- Cảm thấy mệt mỏi và yếu
- Hắt hơi và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Đau họng và ho
- Ngoài ra, trẻ em có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn
Lưu ý, các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và đôi khi có thể tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng. Ngoài ra, với những bệnh nhân cúm A diễn tiến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch.
Nguyên nhân gây cúm A
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc phải cúm A. Trong đó, điển hình là một số yếu tố sau:
Tiếp xúc trực tiếp: Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Do đó, khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện các giọt bắn kèm theo virus sẽ thoát ra ngoài, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cúm a.
Sử dụng vật dụng chung: Việc hít hoặc chạm phải các đồ vật còn virus cúm a cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh. Cụ thể, một số vật dụng chung có thể gây cúm a như: ly, chén, muỗng, khăn, quần áo hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà như nắm cửa, bàn, ghế,… sau đó đưa lên mũi, miệng cũng có thể mắc bệnh cúm a.
Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm: Việc tiếp xúc với các động vật nhiễm cúm như gà, lợn, chó, mèo,… cũng có thể lây bệnh cúm A.
Ngoài các nguyên nhân trên thì việc tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.
Cách điều trị cúm A tại nhà
Bên cạnh những trường hợp bệnh tiến diễn nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời thì đa số người mắc cúm a thể nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu biết cách điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ, thể trạng của người bệnh người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp điều trị cúm A tại nhà như sau:
Nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp chế độ ăn uống đủ chất, khoa học
Khi mắc cúm mùa sức đề kháng cơ thể sẽ bị suy giảm, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và chán ăn. Theo đó, điều cần làm ngay lúc này chính là bổ sung các dưỡng chất thiết yếu kết hợp với thư giãn và nghỉ ngơi.
Cụ thể, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin hoặc có công dụng tốt trong việc điều trị cảm như: gừng, tỏi, cháo, súp, canh thịt hầm rau củ,….Đồng thời, kết hợp chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng các hoạt động nhẹ nhàng như: Yoga, đọc sách, thưởng trà, nghe nhạc,… Ngoài ra, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ngày và tắm rửa nước ấm, sử dụng quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt cơ thể.
Uống thuốc theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ
Các loại thuốc kháng virus điều trị triệu chứng bệnh cúm A cũng được rất nhiều người bệnh lựa chọn và cho hiệu quả cao.
Thông thường các dược sĩ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi cho cho người bệnh. Tuy nhiên, với trường hợp cúm A nặng sẽ kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza) nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Lưu ý, bệnh nhân không tự ý đi mua thuốc về điều trị nếu không có chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ.
Sử dụng Cummua Abipolis Xuyên Tâm Liên
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị cúm A tại nhà ở trên người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Cummua Abipolis Xuyên Tâm Liên để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Với hàm lượng xuyên tâm liên cao lên tới 500mg kết hợp với chiết xuất keo ong cùng các loại tinh dầu như tinh dầu tỏi, tinh dầu gừng, tinh dầu tràm, tinh dầu tần,…Cummua Abipolis Xuyên Tâm Liên được người dùng đánh giá cao về công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi do cảm cúm. Đặc biệt, xuyên tâm liên còn được các chuyên gia nhận xét là loại thảo dược có nhiều công dụng vượt trội như: Điều trị cảm sốt, ho, cúm, viêm hô hấp, giảm phù nề, giảm đau, thanh nhiệt giải độc,…
Hiện nay, sản phẩm được rất nhiều người bệnh cảm cúm tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả cao, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng. Đặc biệt, trong lúc dịch cúm đang cao điểm như hiện nay thì Cummua Abipolis Xuyên Tâm Liên còn được nhiều gia đình lựa chọn để phòng chống cúm.
Lưu ý, để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh cúm A người bệnh nên chú trọng thêm việc vệ sinh các cơ quan hô hấp. Các chuyên gia khuyến cáo, nên vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý khi mắc cúm A, điều này vừa cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng, vừa hạn chế khả năng phát triển, lây lan của virus, vi khuẩn trong vùng mũi họng.
Hy vọng, với nội dung chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp quý bạn đọc nắm được những thông tin tổng quan, chính xác nhất về bệnh cúm A. Từ đó, có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, hạn chế tối đa khả năng cúm A tái phát.