Mỗi khi bị hắt hơi liên tục, người mắc thường nghĩ rằng mình sắp bị cảm cúm hoặc bị lạnh. Tuy vậy hắt hơi liên tục do nhiều nguyên nhân, đôi khi chẳng ốm đau gì thì vẫn ngứa mũi và buồn hắt hơi rất khó chịu.
Hắt hơi ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, cảm giác bất tiện với người nói chuyện đối diện khi cứ phải che tay vào miệng. Ngoài ra việc hắt hơi cũng tạo cảm giác e ngại với người xung quay, họ có thể nghĩ bạn có bệnh và có cảm giác lẫn tránh…
Vậy cụ thể hắt hơi liên tục do nguyên nhân nào, có cần phải thăm khám và điều trị. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nguyên nhân hắt hơi
Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh, các chất kích thích (bụi, mùi hành cay, phấn hoa, lông chó mèo…). Hắt hơi có thể xảy ra xong rồi hết nhưng có nhiều đối tượng hắt hơi liên tục, kéo thành tràng dài không dứt.
Nguyên nhân đầu tiền thường nói đến là yếu tố cơ địa, hay môi trường sống. Một số người có hiện tượng kích ứng niêm mạc mũi trong 1 mùa nhất định trong năm hoặc ở trong môi trường nào đó. Trường hợp này chỉ cần thay đổi môi trường thì mọi thứ lại bình thường. Đôi khi hắt hơi đến từ những vấn đề rất nhỏ như ở phòng điều hòa, sáng sớm khi thức dậy, thậm trí là trời nắng trói…
Bị ốm, cảm cúm, nhiễm lạnh… cũng có thể gây ra hiện tượng hắt hơi, nhưng không hoàn toàn. Hắt hơi liên tục thường liên quan đến bệnh về đường hô hấp, trực tiếp là mũi. Điển hình là bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm xoang… bệnh lại có tính chất gia đình.
Người có cơ địa dị ứng, hay bị hắt hơi thường được chỉ định bằng uống các thuốc kháng histamin H1 hoặc dùng các thuốc steroid dạng xịt tại mũi.
Người bị hắt hơi khi có cơ địa dị ứng, tự bảo vệ thế nào?
Tự bảo vệ mình là điều cần thiết với người bị hắt hơi liên tục do cơ địa dị ứng. Giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng, hạn chế nơi đến gây tình trạng hắt hơi… Đặc biệt không tiếp xúc với yếu tố gây hắt hơi liên tục như: lông chó mèo, phấn hoa, nơi chứa hóa chất, phẩm màu… hoặc ăn uống các thực phẩm dễ dị ứng.
Hắt hơi liên tục không chỉ ảnh hướng đến mình mà còn đến người xung quanh
Nếu hắt hơi liên tục và có dấu hiệu đi cùng là ngạt mũi ngày càng tăng, dịch mũi chảy ra màu vàng xanh cần khám và điều trị. Nếu viêm do nhiễm khuẩn thì phải điều trị kết hợp với kháng sinh, chống viêm sớm vì lúc này có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn của viêm xoang.
Việc điều trị không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm thanh khí, phế quản làm cho thời gian uống thuốc kéo dài và người bệnh sẽ lâu phục hồi. Trường hợp cần thiết chỉ định phẫu thuật nội soi cũng được đặt ra để giải quyết tình trạng polip mũi…
Điều trị viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch cần giải thích rõ ràng với người bị bệnh vì phải có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân và thầy thuốc do quá trình điều trị thường kéo dài 3 – 6 tháng. Điểm lưu ý khi điều trị những bệnh nhân này là các thuốc kháng histamin rất dễ gây quen thuốc do đó việc điều trị duy trì dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc rất quan trọng đối với bệnh nhân.