Trả lời từ bác sĩ:
Dân gian sử dụng dịch chiết cây hoa ngũ sắc (cứt lợn) để điều trị viêm xoang, chảy nước mũi, hắt hơi từ lâu. Hiện nay có thêm các sản phẩm bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Tuy nhiên, việc tự ý chữa viêm xoang bằng cây lá có thể mang đến nhiều hệ lụy xấu. Điển hình là quá trình từ chế biến không đúng vệ sinh, bị nhiễm khẩu, dùng không đúng cây lá. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của các bác để chẩn đoán chính xác và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà. Không nên tự ý chữa viêm xoang bằng các loại cây lá mà không biết rõ tác dụng thực sự.
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA…
Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng, với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường tồn tại 5-7 ngày. Nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến viêm xoang cấp:
Sốt trên 39 độ C; Thở hôi.; Ho nhiều về ban đêm.; Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh; Nhức đầu; Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.
Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc khám lâm sàng, có thể dùng X-quang, nội soi, CT-Scan, siêu âm, MRI.
Các nguyên tắc điều trị viêm xoang là làm giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học và việc điều trị phải đảm bảo an toàn, Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám trị dứt điểm.
Chúc bạn sức khỏe!