Nhiệt miệng, viêm loét miệng do thiếu vitamin gì? Hướng dẫn cách bổ sung hiệu quả

 

Chúng ta vẫn nghĩ, nhiệt miệng viêm loét miệng là do cơ thể bị nóng, tổn thương ở niêm mạc miệng lưỡi. Tuy nhiên, nhiệt miệng viêm loét miệng có thể do thiếu vitamin thì không nhiều người nghĩ đến.

Theo đó, để trả lời cho câu hỏi, nhiệt miệng, viêm loét miệng do thiếu vitamin gì? Những giải đáp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiệt miệng và có biện pháp bổ sung các vitamin hiệu quả hơn.

Nhiệt miệng, viêm loét miệng nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, viêm loét miệng. Theo quan niệm của dân gian thì nhiệt miệng xuất phát từ việc nóng trong, cơ thể nạp quá nhiều các loại thực phẩm nóng. Tuy nhiên, Y học hiện đại lại cho rằng nhiệt miệng thường do các yếu tố sau:

  • Bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu,…
  • Nhiễm khuẩn niêm mạc miệng, phản ứng phụ với các thành phần hóa học.
  • Thao tác đánh răng mạnh gây tổn thương nướu.
  • Ăn nhai sai cách vô tình gây tổn thương nướu khi cắn phải má trong.
  • Thiếu hụt các chất Vitamin B, axit folic hay các khoáng chất khác.
  • Áp lực, căng thẳng gây nhiệt miệng kéo dài.

Nhiệt miệng, viêm loét miệng do thiếu vitamin gì?

Theo y học cổ truyền âm hư hỏa hư, hỏa hư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn Tây y thì đây chính là biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm do cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Cụ thể:

Bị nhiệt miệng do thiếu Vitamin C

Vitamin C được đánh giá là dưỡng chất thiết yếu và nên bổ sung hằng ngày, chúng có khả năng tạo lá chắn cho cơ thể từ bên trong. 

Vì thế, khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thậm chí sức đề kháng cũng bị suy giảm. Điều này cũng tạo cơ hội cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong khoang miệng và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.

Thậm chí, nếu không được cung cấp vitamin C các vết nhiệt, loét miệng có thể ngày càng nặng hơn, gây đau rát, khó chịu.

Thiếu vitamin B2 cũng có thể gây nhiệt miệng

Đứng sau vitamin C, vitamin B2 cũng được đánh giá là rất quan trọng với sức khỏe. Khi thiếu loại vitamin này, cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề như: mệt mỏi, viêm mép, viêm lưỡi, phù niêm mạc môi, vết thương lâu lành,…Thậm chí, người bệnh còn có cảm giác đau nhức răng, viêm lợi – đều là những nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiệt miệng.

Được biết, vitamin B2 đóng góp nhiều vai trò quan trọng phải kể đến như: tham gia vào sự phản ứng oxy hóa hoàn nguyên, chuyển hóa các chất đường, đạm ra năng lượng, phục vụ hoạt động số của cơ thể, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể và khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào.

Bị nhiệt miệng do thiếu Vitamin PP

Vitamin PP hay còn được gọi là vitamin B3, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất như acid béo, glucid, quá trình chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác.

Chính vì thế, khi cơ thể thiếu vitamin PP dễ rơi vào tình trạng suy nhược, viêm da, viêm lưỡi và nhiệt miệng. Ở mức độ nặng hơn thì có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần,… Đặc biệt, vì vitamin PP tan trong nước nên không thể có tình trạng thừa vitamin PP, nếu nhiệt miệng xảy ra liên tục cũng chính là lời cảnh báo ngầm cho việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin PP.

Bị nhiệt miệng do thiếu kẽm

Thiếu hụt Kẽm (Zn) đã được phát hiện ở những người bị bệnh nhiệt miệng. Các nghiên cứu cho thấy rằng vai trò của việc bổ sung kẽm hầu hết là có kết quả tích cực, đặc biệt là đối với những người bị nhiệt miệng.

Hướng dẫn cách bổ sung vitamin hiệu quả

Cách bổ sung vitamin tốt nhất chính là thực đơn hằng ngày của bạn, nên xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đủ chất. Điều này cũng sẽ giúp vết loét, nhiệt miệng chóng lành hơn.

Cụ thể, bạn có thể bổ sung các loại vitamin thiết yếu qua các loại thực phẩm, đồ uống như:

  • Vitamin C: Các loại quả có múi như, chanh, bưởi, cam hoặc dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ và các loại rau xanh (súp lơ trắng, bông cải xanh), …chứa hàm lượng vitamin C rất cao.
  • Vitamin PP: Các loại hạt, ngũ cốc (gạo, đậu, mè, vừng,..), trong phủ tạng động vật (thận, gan,…), thịt được đánh giá cao về hàm lượng Vitamin PP.
  • Vitamin B2: Khi thiếu hụt vitamin B2 bạn nên bổ sung các thực phẩm như: thịt bò, sữa đậu nành, hạnh nhân, dầu mè, cá thu,…

Lưu ý, nên bổ sung hàm lượng vitamin vừa đủ cho cơ thể, tránh tình trạng dư thừa vitamin gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời hạn chế đồ ăn cay/nóng quá mức và thường xuyên làm sạch miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài không khỏi, người bệnh cần tới cơ sở y tế kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Từ những nội dung phân tích ở trên có thể thấy, nhiệt miệng xảy ra chính là thông báo ngầm cho việc cơ thể đang thiếu hụt các dưỡng chất và các loại vitamin. Theo đó, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mình bạn nhé! 

 

 

Phản hồi của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.